Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

May 8, 2019
Bệnh xã Hội

Khi nhắc tới bệnh sùi mào gà, mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà có thể lây qua nhiều đường khác nhau và gây bệnh ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vậy bệnh sùi mào gà là gì? Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà do Virus Human Papiloma (HPV ) hay còn gọi là virus u nhú gây ra. Đường lây nhiễm hay gặp nhất là quan hệ tình dục không an toàn. Biểu hiện của bệnh là những khối gai thịt nhú, màu hồng tươi hoặc màu sáng, giai đoạn đầu là những gai thịt đơn lẻ, đến khi bệnh nặng hơn những gai thịt này sẽ tụ thành khối giống như cái mào gà. Ở vị trí gây bệnh có thể không đau, tuy nhiên, càng để lâu sẽ có mủ hoặc mùi hôi tanh.

Sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất là sùi mào gà sinh dục.

2. Sùi mào gà lây truyền qua những đường nào?

Sùi mào gà có thể lây truyền qua những con đường dưới đây:

2.1. Lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sùi mào gà. Thông qua việc quan hệ, những vết xước tại niêm mạc ở bộ phận sinh dục có thể tạo thành nguồn lây bệnh sùi mào gà. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có quan hệ tại bộ phận sinh dục mới bị sùi mào gà, mà ngay cả các hình thức quan hệ khác như: Quan hệ bằng miệng hay qua hậu môn cũng đều có thể lây bệnh nếu đối tác của bạn mắc bệnh.

2.2. Mẹ lây sang cho con lúc sinh nở

Nếu chị em phụ nữ nào bị mắc bệnh sùi mào gà thì không nên lựa chọn phương pháp sinh thường. Vì khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, thai nhi tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi từ đó con của bạn có thể bị sùi mào gà ngay từ nhỏ.

2.3. Lây qua vết thương hở

Những vết thương hở tại nơi có chứa virus HPV đều có thể trở thành nguồn lây bệnh sùi mào gà. Đơn giản là khi bạn tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa sùi mào gà, rồi lại vô tình chạm vào vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì bạn hoàn toàn có thể là nạn nhân của sùi mào gà.

3. Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?
Bệnh sùi mào gà lây qua đũa ăn khi dùng chung thức ăn

Virus HPV tồn tại trong máu, tuyến nước bọt, dịch nhầy của người bệnh. Khi tiếp xúc với bất kỳ trường hợp mắc bệnh sùi mào gà nào cũng có khả năng lây nhiễm HPV và gây bệnh sùi mào gà. Việc ăn uống chưa được báo cáo chính thức nhưng cũng có thể, nếu dùng chung thức ăn hay những vật dụng bị nhiễm virus này trong lúc có tổn thương bề mặt niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa, có thể kể tới các trường hợp sau đây:

  • Ăn uống chung với người bị mắc sùi mào gà khi đang bị tổn thương niêm mạc miệng.
  • Sử dụng chung đồ dùng như bát, đũa ăn,...với người mắc sùi mào gà khi đang có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua đường ăn uống tuy không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra. Mỗi chúng ta hãy tự biết cách phòng bệnh cho mình nhất là khi sinh hoạt chung, những nơi đông người đặc biệt là những người lạ, người mới gặp lần đầu.
Khi tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những diễn biến xấu thậm chí là chuyển thành ung thư gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng

Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp- Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu Nguyên là giám
đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nguyên phó Chủ tịch Hội
Y học giới tính Việt Nam, nguyên Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam, hiện là Phó
chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc

Bài viết cùng chuyên mục

Để lại email

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form