[7] cách điều trị viêm niệu đạo tại nhà [nhanh khỏi và không tốn kém] chính là việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như là cây dứa dại, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh… Bệnh viêm niệu đạo có thể gây viêm tuyến tiền liệt, suy thận nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách sử dụng các nguyên liệu này để điều trị bệnh viêm niệu đạo như thế nào các bạn nhé!
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm niệu đạo thì người bệnh cũng nên thăm khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý kê đơn và sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu về bệnh viêm niệu đạo
Niệu đạo là một bộ phận thuộc đường tiết niệu, bộ phận này là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu (lỗ sáo). Niệu đạo được chia thành 2 phần là niệu đạo trước và niệu đạo sau. Niệu đạo trước ở nam giới trưởng thành có chiều dài khoảng 12 đến 13cm, được bao bọc bởi phần xốp, niệu đạo trước bao gồm niệu đạo hành và niệu đạo dương vật. Niệu đạo sau có chiều dài khoảng 4,5 đến 5cm, bao gồm niệu đạo tuyến tiền liệt và niệu đạo màng đi qua vùng đáy chậu.
Nhiệm vụ chính của niệu đạo là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ngoài ra, khi nam giới xuất tinh, đường niệu đạo cũng có chức năng dẫn tinh dịch từ trong túi tinh ra ngoài.
Viêm niệu đạo là gì?
Viêm niệu đạo là một dạng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm niệu đạo thường gặp ở nam giới nhưng nếu xét chung về nhiễm trùng đường tiết niệu thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới lại cao hơn. Hiện có nhiều cách chữa bệnh viêm niệu đạo, ngoài dùng thuốc Đông y hay thuốc kháng sinh chữa viêm niệu đạo,… thì người bệnh cũng có thể áp dụng các cách điều trị bệnh viêm niệu đạo nhanh khỏi và tiết kiệm dưới đây.
Niệu đạo là cơ quan của đường tiết niệu tham gia bài tiết nước tiểu cùng với thận, bể thận, niệu quản, bàng quan. Cơ quan này dễ bị viêm, nguyên nhân viêm niệu đạo được xác định là do vệ sinh vùng kín kém, quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chất tẩy rửa không thích hợp, do tác động của các thủ thuật như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật đường tiểu, thăm dò bàng quang,…
Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo
Bệnh viêm niệu đạo là căn bệnh thường gặp phải ở rất nhiều người, không phân biệt là độ tuổi hay giới tính. Ở nam giới, những triệu chứng viêm niệu đạo sẽ có những biểu hiện đặc trưng khác so với nữ giới.
Ở nam giới:
- Bệnh viêm niệu đạo gây tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác rát buốt mỗi khi đi tiểu, tiểu dắt, có thể có máu trong nước tiểu, tiểu ra mủ – nước tiểu đục.
- Xuất hiện dịch nhầy, mủ ở lỗ niệu đạo. Giai đoạn đầu, những dịch nhầy này thường chảy nhiều nhưng rất dễ bị gián đoạn, sau đó nếu không được khắc phục thì dịch nhầy này thường chảy vào buổi sáng sớm.
- Hiện tượng lỗ niệu đạo sưng, đỏ, đau và ngứa dọc đường niệu đạo, gây đau đớn khi quan hệ và ảnh hưởng đến việc xuất tinh.
- Ngoài các triệu chứng này thì viêm niệu đạo ở nam giới còn có một số biểu hiện như: Sưng đau bìu, viêm hầu họng (do lậu).
Ở nữ giới:
- Tiểu khó: chị em sẽ có những biểu hiện đi tiểu cảm giác đau, căng tiểu, tiểu rắt, nước tiểu đục, có khi lẫn máu. Mỗi lần nước tiểu đi ra chị em có thể cảm nhận được sự nóng rát khó chịu.
- Dịch âm đạo có mùi, có mủ và gây ngứa ngáy.
- Một số triệu chứng toàn thân như: khi các tác nhân gây bệnh tấn công, cơ thể sẽ có các phản ứng ức chế lại sự phát triển của các tác nhân đó, từ đó gây ra các triệu chứng toàn thân như: đau lưng, đau bụng dưới, sốt cao,….
Bị viêm niệu đạo cần điều trị sớm, tránh để bệnh nặng, kéo dài thời gian chữa trị có thể dẫn đến viêm niệu đạo mãn tính và các viêm nhiễm khác gây nguy hại cho sức khỏe và chức năng sinh sản. Không nhất thiết phải sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo, người bệnh có thể tự chữa khỏi tại nhà bằng các bài thuốc nam.
Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
Có rất nhiều nguyên nhân khác quan gây hiện tượng viêm niệu đạo, trong đó có một số nguyên nhân cụ thể như là:
+ Do tác động của vi khuẩn, nấm như: E.coli, tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh có thể có ở bộ phận ngoài của đường sinh dục nam giới như do hẹp bao quy đầu, vệ sinh kém khiến vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm.
+ Một số trường hợp niệu đạo bị viêm do tác động cơ học như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật đường tiểu, thăm dò bàng quang…
+ Thói quen sinh hoạt hàng ngày: vệ sinh không đúng cách, nhịn tiểu quá lâu, lạm dụng chất tẩy rửa viêm niệu đạo,…
+ Tình dục không an toàn: Không sử dụng biện pháp bảo vệ, không chung thủy trong tình dục hoặc do tác động của chất diệt tinh trùng có ở bao cao su gây nên hiện tượng kích ứng niệu đạo, dị ứng làm đau, ngứa, khó chịu.
+ Nguyên nhân bệnh lý: một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra viêm niệu đạo như các bệnh lý ở bàng quang, tiểu đường hay những dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu…
7 Cách chữa bệnh viêm niệu đạo tại nhà hiệu quả
Nếu bệnh viêm niệu đạo chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, bạn nên điều trị bệnh bằng các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Các bài thuốc này lấy các nguyên liệu tự nhiên nên không chỉ điều trị bệnh hiệu quả mà còn khá an toàn. Đây cũng là cách điều trị tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho bệnh nhân.
1. Cách chữa bệnh viêm niệu đạo bằng cây dứa dại
Ngoài có công dụng chữa bệnh viêm thận thủy thũng, viêm gan,… thì dứa dại còn là vị thuốc chữa viêm niệu đạo hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, vị thuốc dứa dại có tính mát vị ngọt nhạt; có tác dụng làm tiêu viêm, toát mồ hôi, giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu,… Đối với bệnh viêm niệu đạo, để chữa trị bằng dứa dại cần kết hợp với các loại thảo dược khác như sau:
Chuẩn bị: 16g dứa dại, 12g trạch tả, 16g kim ngân hoa, 12g cam thảo nam, 16g ý dĩ.
Cách làm thuốc: Tất cả đem sắc với 750ml nước cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Nước thuốc chia 2, uống 2 lần trước bữa ăn.
2. Cách chữa bệnh viêm niệu đạo bằng kim tiền thảo
Theo Đông y, kim tiền thảo có tính mát, vị ngọt; có tác dụng thông đàm, tán thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu có thể dùng chữa bệnh viêm đường tiết niệu, trong đó có viêm niệu đạo hữu hiệu. Muốn chữa bệnh viêm niệu đạo bằng kim tiền thảo, chúng ta có thể áp dụng theo các bước như sau:
Chuẩn bị: 15 – 60g kim tiền thảo.
Cách làm thuốc: Lượng thuốc đã chuẩn bị đem sắc lấy nước uống mỗi ngày uống 2-3 lần.
3. Cách chữa bệnh viêm niệu đạo bằng rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh cũng là một vị thuốc điều trị bệnh viêm niệu đạo công hiệu. Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, tẩy độc cơ thể. Dân gian thường dùng chữa chứng nội nhiệt phiền khát, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu,… nên có thể dùng để điều trị bệnh viêm niệu đạo.
Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g.
Cách làm thuốc: Trộn đều các vị thuốc trên và bảo quản kĩ dùng dần. Mỗi lần dùng lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày sẽ khỏi bệnh.
4. Cách chữa bệnh viêm niệu đạo bằng cây mã đề
Mã đề vừa làm thực phẩm vừa dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo Y học cổ truyền, mã đề có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu nên cũng như các loại thảo dược trên, mã đề có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh viêm niệu đạo.
Chuẩn bị: 300 – 500g hạt mã đề và hạt ý dĩ.
Cách làm thuốc: Trộn chung 2 vị thuốc này rồi sao chín, tán bột mịn và pha với nước uống mỗi ngày 3 lần trước các bữa ăn. Người bệnh cần sử dụng liên tục hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
5. Cách chữa bệnh viêm niệu đạo bằng rau dừa nước
Thêm một cách điều trị bệnh viêm niệu đạo hiệu quả nữa mà bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng đó là dùng rau dừa nước. Bài thuốc từ rau dừa nước sau ngoài trị viêm niệu đạo còn chữa được bệnh viêm bàng quang và khắc phục được các chứng bệnh viêm đường tiết niệu khác khá tốt.
Chuẩn bị: Rau dừa nước.
Cách làm thuốc: Rau dừa nước tươi đem ngâm rửa sạch, để ráo nước rồi đem phơi khô và trữ dùng dần. Khi dùng lấy khoảng 200g nấu canh ăn liên tục khoảng 7 – 10 ngày sẽ khắc phục được các khó chịu do bệnh viêm niệu đạo gây ra.
6. Cách điều trị bệnh viêm niệu đạo chỉ với hạ khô thảo
Hạ khô thảo có tên khoa học là Brunella (Prunella0 vulgaris L, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Là một loại thảo dược quý hiếm có thân vuông, màu hơi tím đỏ, lá mọc đối. Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%) a- và D-fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước và một saponosid acid có tác dụng kháng khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Chuẩn bị: 8-10g hạ khô thảo, 5g cam thảo.
Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem đun sôi trong 600ml nước cho đến khi còn khoảng 300ml nước thì chia thành nhiều lần uống và sử dụng hết trong ngày.
7. Cách chữa bệnh viêm niệu đạo bằng giá đậu xanh
Không chỉ là loại thực phẩm đơn thuần trong các nhà bếp, giá còn có tác dụng rất tốt trong việc lợi tiểu, làm mát, do đó dùng giá chữa viêm niệu đạo là một cách đơn giản và hữu hiệu.
Để chữa bệnh viêm niệu đạo bằng giá đậu xanh, các bạn có thể thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 500g giá đậu xanh.
Thực hiện: Rửa sạch cát bám trên giá rồi để ráo nước và ép lấy nước. Hòa thêm với 1 thìa đường để uống mỗi ngày. Ngày sử dụng 2 lần, kiên trì sử dụng sau 5 ngày.
Những loại thuốc điều trị viêm niệu đạo hay dùng
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc chữa viêm niệu đạo, trong đó có cả Đông y, Tây y, kháng sinh,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ phát bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh để chỉ định sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
Liệu trình điều trị bệnh viêm niệu đạo được các chuyên gia áp dụng như sau:
1- Thuốc Azithromycin
Đây là thuốc điều trị viêm niệu đạo đa năng có hiệu quả nhanh hơn so với các dòng thuốc thông thường, tuy nhiên nó chống chỉ định với một số trường hợp người bệnh mẫn cảm với một số thành phần của thuốc.
+ Viêm niệu đạo lâm sàng xét nghiệm vi khuẩn cho kết quả dương tính thì vẫn có thể thuốc kháng sinh này.
+ Còn đối với trường hợp bị viêm niệu đạo do giang mai, nhiễm HIV thì nên dùng zithromycin hoặc tiêm enicillin cũng cho hiệu quả tương đương.
Loại kháng sinh này có tác dụng giảm triệu chứng, nhận diện và chống các nhiễm khuẩn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, làm giảm các điều kiện thuận lợi gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV.
2- Kháng sinh Mycoplama genitalium
Kháng sinh Mycoplama genitalium có tác dụng kháng azithromycin cao, cần duy trì điều trị lâu dài, tránh ngừng thuốc giữa chừng làm giảm hiệu quả của thuốc. Sau khi sử dụng thuốc đủ liệu trình 3 tháng, người bệnh nên tái khám để được chẩn đoán và xác định tình hình của bệnh.
3- Kháng sinh trị viêm niệu đạo:
- Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên và dùng trong 7 ngày.
- Tetracycline 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên và dùng trong 7 ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh viêm niệu đạo:
+ Những loại thuốc được liệt kê trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý chẩn đoán bệnh hoặc tự mua thuốc điều trị tại nhà. Cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh.
+ Tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc, uống đủ liều lượng và tuân thủ đủ liệu trình.
+ Tái khám đúng hẹn, trường hợp nếu xét thấy nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao, người bệnh không có khả năng quay lại thì vẫn có thể điều trị theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh viêm niệu đạo
Từ những nguyên nhân phát bệnh được kể trên chúng ta có thể thấy rằng, bệnh viêm niệu đạo cũng xuất phát từ những thói quen sinh hoạt. Vì thế, việc cải thiện chế độ sinh hoạt cũng là cách giúp làm giảm thiểu tình trạng bệnh tái phát.
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh từ trước ra sau để hạn chế mầm bệnh xâm nhập và gây viêm niệu đạo.
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ, tránh làm cho vi khuẩn tấn công.
- Không được nhịn tiểu, bởi vì nhịn tiểu là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn gây bệnh có trong nước tiểu xâm nhập và gây viêm nhiễm niệu đạo.
- Cần cải thiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhất là ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch chống chọi với các tác nhân gây bệnh viêm niệu đạo.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ phù hợp khi quan hệ tình dục.
- Mặc quần áo thông thoáng, dễ thấm hút.
Trên đây là một số điều trị bệnh viêm niệu đạo thường được sử dụng và cho hiệu quả cao. Khi phát hiện một số dấu hiệu được kể trên thì người bệnh nên khám và điều trị kịp thời. Cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cụ thể để loại bỏ chính xác biến chứng. Nếu các dấu hiệu bệnh không có chiều hướng cải thiện hoặc bệnh tái diễn kéo dài không khỏi cần gặp bác sĩ để được chỉ định phác đồ điều trị viêm niệu đạo phù hợp.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh viêm niệu đạo và cách điều trị bệnh. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với bác sỹ TẠI ĐÂY để được giải đáp thắc mắc.