Đi ngoài ra máu tươi - đi cầu ra máu là bị bệnh gì? tư vấn cách chữa

September 25, 2015
Tin sức khỏe

Hiện tượng đi ngoài ra máu hay đi cầu ra máu tươi là bệnh gì không phải ai cũng biết. Nguyên nhân và cách chữa trị đi ngoài ra máu tươi nhiều nhưng không đau bằng cách nào hiệu quả. Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua trường hợp của một bạn dưới đây nhé.

Hỏi: "Chào bác sĩ! Xin bác sĩ cho hỏi đi ngoài ra máu tươi là bị bệnh gì ạ? Chẳng là mấy ngày nay mặc dù em sinh hoạt bình thường, không ăn bất kỳ đồ ăn lạ nào nhưng lại bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hay bất kỳ vấn đề bất thường nào khác. Em không biết hiện tượng này là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân do đâu, tác hại và cách chữa như thế nào nên đang hoang mang lắm. Từ trước đến giờ em chưa rơi vào tình trạng này bao giờ, mong bác sĩ giải đáp giúp xem em bị làm sao, có tự điều trị tại nhà được không vì em ngại đi khám lắm. Em cảm ơn bác sĩ." (Thanh Thu, 27t - Thái Bình)

đi cầu ra máu

Trả lời:

Chào bạn! Chúng tôi rất cảm thông trước tình trạng của bạn hiện giờ và hiểu được bạn lo lắng đến thế nào. Có rất nhiều người cũng rơi vào tình cảnh như của bạn và hầu hết đều không biết đi ngoài ra máu là bệnh gì, nguyên nhân, tác hại, cách chữa của nó ra sao. Để giải đáp giúp bạn thắc mắc này, các bác sĩ có những thông tin dưới đây, bạn có thể tham khảo:

Đi ngoài ra máu tươi là bị bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi là tình trạng hậu môn của bạn chảy máu sau khi phân ra hoặc ra máu lẫn cùng phân, thường bắt nguồn từ đoạn dưới đường tiêu hóa hoặc trên đường tiêu hóa. Máu thường xuất hiện đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, nhiều trường hợp có máu màu đen, nguyên nhân đi ngoài ra máu có màu khác nhau là do tùy từng bộ phận, lượng máu và thời gian máu đọng rồi chảy ra ngoài.

Có rất nhiều người giống như bạn Thanh Thu khi thấy đi ngoài ra máu không có các triệu chứng khó chịu nào khác thì chủ quan cho rằng bị bốc hỏa từ bên trong nên bị đi ngoài ra máu. Nhưng cũng có người ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu còn kèm theo khó thở, tim đập nhanh, tiêu chảy… tùy từng mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Nhưng hầu hết chúng đều là cảnh báo của những vấn đề sức khỏe bạn không nên bỏ qua.

Vậy đi ngoài ra máu là bệnh gì? Đây là biểu hiện hay gặp của các bệnh về tiêu hóa, trực tràng do nhiều nguyên nhân gây nên. Lượng máu chảy có thể ít hoặc thành từng giọt kèm theo những triệu chứng khác nhau, do bạn Thanh Thu nói máu chảy thành từng giọt mà không mô tả rõ trạng thái hay mức độ nên chúng tôi rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh bạn đang gặp phải.

Tuy nhiên đi ngoài ra máu được xem là dấu hiệu của một số bệnh lý mà chúng tôi liệt kê dưới đây:

1. Bệnh trĩ

Nguyên nhân đi cầu ra máu phải kể đến đầu tiên là do bệnh trĩ. Tại ống hậu môn có nhiều mạch máu hình thành các búi tĩnh mạch ở dưới niêm mạc, chúng có nhiệm vụ lưu thông máu đồng thời như một cái đệm để co giãn và khép mở hậu môn khi chúng ta đi đại tiện. Nhưng vì bị áp lực hay có bất kỳ tác động nào đó khiến những đám rối tĩnh mạch này căng giãn quá mức gây nên bệnh trĩ và theo thời gian hình thành các búi trĩ.

đi ngoài ra máu do bệnh trĩ

Khi bị trĩ đi đại tiện ra máu là biểu hiện sớm nhất người bệnh có thể gặp phải. Lúc đầu máu còn hòa lẫn với phân, hoặc bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện ở giấy vệ sinh nhưng sau đó máu có thể nhỏ giọt thậm chí thành tia. Theo thời gian nếu không được khám chữa kịp thời người bệnh sẽ bị đau rát mỗi lần đi đại tiện hoặc đơn giản chỉ cần ngồi cũng đau, bệnh trĩ không sớm điều trị gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh.

2. Polip trực tràng và đại tràng

Đây là bệnh thường gặp nhưng rất khó để nhận biết sớm, là nguyên nhân đi ngoài ra máu nhưng không đau ở nhiều người do các khối polyp trong trực tràng tăng sinh quá mức. Ngoài triệu chứng ra máu mỗi lần đi đại tiện người bệnh còn bị thiếu máu nặng, chảy máu ngay cả khi không bị táo bón. Nếu các khối polyp có cuống dài có thể sa ra bên ngoài.

3. Viêm, nứt kẽ hậu môn

bệnh trĩ đi cầu ra máu

Những người bị táo bón lâu ngày, cố rặn mỗi lần đi đại tiện làm ống hậu môn sưng phù, đỏ mọng và nứt ra. Đó cũng có thể là nguyên nhân bị đi cầu ra máu thường gặp, máu đỏ nhỏ giọt, không chỉ thế người bệnh còn bị nứt hậu môn, đau rát hậu môn rất khó chịu.

4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Đây là một bệnh khóa hiếm gặp nhưng người bệnh cũng lưu ý. Bệnh là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu, máu có dính một ít chất nhầy.

Đây chỉ là một vài bệnh lý về hậu môn trực tràng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi mà chúng tôi nêu ra, bạn Thanh Thu nên lưu ý. Các chuyên gia khuyên bạn không nên e ngại mà hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết xác định bệnh lý cụ thể từ đó có cách điều trị kịp thời.

đi cầu ra máu có nguy hiểm không

Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu tươi nhiều lần là tình trạng rất đáng lo ngại bởi bạn không thể biết được dấu hiệu này sẽ tác động đến thế nào về thể chất và tinh thần người bệnh. Ngoài ra đi ngoài ra máu nhiều nếu liên quan tới bệnh lý như đã kể trên thì nó còn để lại những hậu quả lâu dài. Cụ thể:

- Gây áp lực tâm lý: Người bệnh bị căng thẳng lo lắng mỗi lần đi đại tiện thấy có máu, bất tiện trong sinh hoạt, người bệnh luôn bị nỗi lo sợ người khác nghĩ mình mắc bệnh nguy hiểm hành hạ.

- Thiếu máu: Đây chính là tác hại của tình trạng đi ngoài ra máu khá nguy hiểm, do mức độ và số lượng máu ra mỗi lần đi ngoài người bệnh sa sút sức khỏe, hay bị chóng mặt hoa mắt, kém tập trung, nguy hại nhất là choáng ngất, mất ý thức.

- Dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm: Như đã nói ở trên nguyên nhân đi ngoài ra máu còn là những bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm, mỗi bệnh lý gây nên những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe tùy từng bệnh và mức độ.

Chính vì những tác hại của tình trạng đi ngoài ra máu như vậy mà việc thăm khám càng sớm sẽ có lợi cho bạn và đảm bảo sức khỏe của bạn hơn.

Cách chữa đi ngoài ra máu tươi

Để có cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả bạn cần đi khám và kiểm tra ngay hôm nay, tại cơ sở y tế chuyên khoa bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân đi ngoài ra máu của bạn một cách chính xác. Với mỗi nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị bệnh theo từng trường hợp cụ thể.

Để chữa trị bệnh đi ngoài ra máu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xử lý rất an toàn theo từng bước:

cách chữa đi cầu ra máu

- Chẩn đoán: Muốn có cách điều trị đi ngoài ra máu hiệu quả bác sĩ sẽ phải kiểm tra hậu môn trực tràng xác định loại bệnh và vị trí bệnh.

- Điều trị: Tiến hành điều trị nhanh chóng bằng biện pháp nội khoa: dùng thuốc bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi giúp giảm triệu chứng của bệnh, cầm máu, giảm đau rát hậu môn, giảm sưng viêm và phòng tránh bội nhiễm. Phương pháp ngoại khoa: cắt trĩ, cắt polyp, trị viêm nhiễm.

- Điều chỉnh sinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho người bệnh: Kết hợp với quá trình điều trị bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vệ sinh vùng hậu môn đúng cách để hồi phục nhanh nhất ngăn chặn tái phát.

Bạn Thanh Thu thân mến, mong rằng những thông tin xoay quanh vấn đề đi cầu ra máu - đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, nguyên nhân, tác hại, cách chữa như thế nào mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chính xác hơn về tình trạng mình đang mắc phải. Hãy nhớ rằng việc chủ động với sức khỏe của bản thân chính là cách tốt nhất để bạn phòng ngừa và bảo vệ bản thân vì thế đừng chần chừ việc khám chữa mà hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện ngay hôm nay.

Nếu các bạn có những vấn đề thắc mắc khác cảm thấy khó nói, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để được tư vấn trực tiếp qua khung chat bên dưới. Chúc các bạn vui khỏe mỗi ngày!

Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng

Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp- Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu Nguyên là giám
đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nguyên phó Chủ tịch Hội
Y học giới tính Việt Nam, nguyên Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam, hiện là Phó
chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc

Bài viết cùng chuyên mục

Để lại email

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form