Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện triệu chứng và cách chữa nứt hậu môn như thế nào là thông tin cần thiết mà mọi người cần nắm bắt được.
Ngoài bệnh trĩ thì nứt kẽ hậu môn cũng là một bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở đường hậu môn trực tràng. Những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa của bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ được bác sĩ chuyên khoa trình bày trong bài viết dưới đây.
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng tồn tại vết loét ở lớp niêm mạc dọc theo ống hậu môn. Đây là bệnh lý khá phổ biến thứ 3 xảy ra ở đường hậu môn trực tràng bên cạnh các bệnh lý khác như bệnh trĩ, bệnh áp xe hậu môn và rò hậu môn. Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
1. Xuất phát từ thói quen cá nhân không tốt.
- Chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản như chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ và nước. Do chất xơ và nước đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và tiêu hóa của đường ruột và đại tràng, cũng như hậu môn. Thiếu chất xơ và nước làm cho phân cứng và khó di chuyển, bệnh nhân phải rặn khi đi đại tiện, áp lực lên cơ vòng hậu môn và gây ra nứt kẽ hậu môn.
- Thói quen đại tiện không tốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở đường hậu môn trực tràng, trong đó bao gồm cả nứt kẽ hậu môn. Các bác sĩ chuyên khoa lý giải, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường có thói quen ngồi lâu, vừa đi vệ sinh vừa làm các công việc khác như đọc sách, báo, hút thuốc hoặc lướt web, đại tiện phải rặn và răn liên tục…thời gian dài những thói quen này vừa tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng vừa làm cho máu ứ đọng. Kết hợp với các yếu tố khác như công tác hậu vệ sinh khu vực hậu môn sau đại tiện không tốt làm cho viêm nhiễm phát sinh và hậu quả là gây ra nứt kẽ hậu môn.
- Nứt hậu môn còn xuất hiện tập trung ở những bệnh nhân bị táo bón trong thời gian dài. Người bị táo bón với những khối phân to và cứng, chậm chạp di chuyển từ dạ dày xuống trực tràng, từ trực tràng xuống đại tràng và áp lực chuyển dời cho khu vực hậu môn. Bệnh nhân bị táo bón cũng phải ngồi lâu và hay rặn để tống phân ra ngoài, gây áp lực lên cơ vòng hậu môn và gây nên nứt kẽ hậu môn.
2. Các bệnh lý sẵn có trước đó không được điều trị
- Các bệnh lý ở đường hậu môn trực tràng: Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý xảy ra ở những người đã mắc bệnh trĩ cấp độ nặng, bệnh polyp hậu môn…làm cho khối huyết tĩnh mạch ở hậu môn viêm nhiễm và dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Thực ra các bệnh lý ở đường hậu môn trực tràng là một vòng tuần hoàn, một khi những vấn đề ở đường hậu môn trực tràng xảy ra mà không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề khác. Những bệnh lý này vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của các bệnh lý khác.
- Bệnh viêm đường ruột: Viêm nhiễm đường ruột có thể gây ra viêm màng ruột, đau bụng , tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Trong đó, tiêu chảy và táo bón là triệu chứng của bệnh viêm đường ruột, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn.
3. Tác động của các trị liệu ngoại khoa
Các trị liệu ngoại khoa như sự can thiệp của thuốc và các tác động can thiệp trực tiếp khác lên khu vực hậu môn và gây nứt kẽ hậu môn:
- Một số thuốc tây y như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai… Chúng có tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, nóng trong…và dĩ nhiên những điều này là nguyên nhân hàng đầu của bệnh nứt kẽ hậu môn.
- Điều trị bệnh lý trĩ bằng các phương pháp ngoại khoa không an toàn như thắt vòng cao su, chích xơ… có thể là nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn và rò hậu môn.
Các nguyên nhân khác dẫn đến nứt kẽ hậu môn như quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, hoặc bất cứ hành động nào khác có tác động đến khu vực hậu môn.
Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có biểu hiện triệu chứng theo từng giai đoạn bệnh lý: Biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn giai đoạn mãn tính rõ ràng hơn; cảm giác đau tăng và kéo dài hơn so với giai đoạn cấp tính. Nhìn chung, dù là giai đoạn nào của bệnh, nứt kẽ hậu môn có đầy đủ đặc điểm sau:
1.Cảm giác đau ở hậu môn.
Đau là triệu chứng tiêu biểu của nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn phải đối mặt với cơn đau trong tình trạng kéo dài liên tục, theo tính chu kỳ và có thể diễn ra trong vài chục phút đến mấy tiếng đồng hồ. Đau đớn kéo dài khi phân đi qua hậu môn đặc biệt là đối với hiện tượng phân cứng. Những cơn đau làm cho bệnh nhân không dám đi vệ sinh, sợ ăn nhiều do phải đi đại tiện.
Ở giai đoạn nứt kẽ hậu môn mãn tính, những cơn đau lại có xu hướng giảm nhẹ do hiện tượng co thắt mất dần.
2. Ngứa ngáy hậu môn và đại tiện ra máu
- Máu là dấu hiệu mà người bị những tổn thương ở đường hậu môn trực tràng có thể xẩy ra, xuất hiện khi người bệnh cố rặn khi đi đại tiện. Máu của nứt kẽ hậu môn chảy ra không nhiều, có thể thấy rõ máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu hoặc dính vào với phân.
- Ngứa ngáy hậu môn xuất hiện do chỗ nứt hậu môn bị loét và dịch tiết của các búi trĩ hậu môn kích thích phần da ở hậu môn.
3. Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn trên khám nghiệm lâm sàng
Mới đầu, phần da chung quanh hậu môn co dúm lại và xuất hiện vòng cơ cứng do cơ vòng hậu môn co thắt mạnh. Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể nhìn thấy chỗ loét nông hình vợt, bờ rõ, đáy màu đỏ là những vết nứt của hậu môn, những đường nứt này thường dài từ 0.5cm đến 1cm.
Nứt kẽ hậu môn giai đoạn mãn tính có thể nhìn thấy các ổ loét sâu hơn, bờ nổi cao hơn. Khi có nhiễm trùng, ổ loét còn có thể chứa mủ đặc.
4. Triệu chứng toàn thân khác của nứt kẽ hậu môn
Triệu chứng toàn thân của bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn không phải là triệu chứng trực tiếp gây ra bởi đặc điểm bệnh lý, mà là triệu chứng gián tiếp do những đặc điểm bệnh lý gây ra cho người bệnh.
Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn chịu ảnh hưởng về tâm lý trầm trọng: Người bệnh bị các cơn đau dày vò và cảm thấy khổ sở vô cùng. Xuất hiện tâm lý sợ phải đi đại tiện, thậm chí không dám ăn, lâu dần dễ mắc chứng chán ăn và cơ thể thiếu sức sống.
Nứt kẽ hậu môn bị viêm nhiễm làm cho cơ thể người bệnh phản ứng và tạo nên hiện tượng sốt.
Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có nhiều phương pháp điều trị: Hoặc theo y học hiện đại hoặc theo các bài thuốc dân gian. Bệnh giai đoạn nhẹ có thể tự khỏi nhưng do đặc điểm vị trí xuất hiện của nó là hậu môn – nơi chứa chất thải trong cơ thể và có nhiều vi khuẩn nên quá trình tự lành vết thương rất chậm, điều này cũng gây cản trở cho việc điều trị bệnh lý.
1. Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn bằng y học hiện đại
Y học hiện đại điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng thuốc tây y hoặc sử dụng các can thiệp ngoại khoa trực tiếp đến vết nứt hậu môn.
- Đối với bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nhẹ, bác sĩ có thể cân nhắc bôi thuốc mỡ vào vết thương thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở hậu môn và một số loại thuốc khác có tác dụng bồi bổ cơ thể và tốt cho tiêu hóa. Điều trị bằng thuốc sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần mà bệnh không có tiến triển, bệnh nhân cần liên lạc với các bác sĩ trị liệu để thay đổi phương pháp thích hợp.
- Can thiệp ngoại khoa trong điều trị nứt kẽ hậu môn có thể bao gồm: Tiêm một lượng nhỏ thuốc trị liệu vào hậu môn có tác dụng làm giãn co thắt cơ, các vết nứt vì thế cũng trở nên nhanh lành hơn; hoặc thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ cơ vòng hậu môn để giãn co thắt hậu môn, các vết nứt hậu môn cũng vì thế mà nhanh lành. Can thiệp ngoại khoa được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mãn tính đã thử các phương pháp chữa bệnh khác nhưng đều vô hiệu.
2. Điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà
Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ và người bệnh có khả năng tự điều chỉnh những thói quen thường nhật là nguyên nhân gây ra bệnh, đồng thời, thực hiện một số biện pháp có thể làm bệnh thuyên giảm như sau:
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón và giảm áp lực lên thành hậu môn. Loại trừ được hiện tượng táo bón là loại trừ được yếu tố nguy cơ hàng đầu làm cho bệnh tiến triển.
- Uống đủ nước: Nước có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Lượng nước mà các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo đến bệnh nhân là từ 2 lít mỗi ngày.
- Ngâm hậu môn hàng ngày bằng nước ấm pha muối có tác dụng sát trùng và giảm sưng đau hậu môn.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn hàng ngày, đặc biệt trước và sau khi đi vệ sinh, sau đó lau khô bằng khăn mềm để không làm khu vực hậu môn thêm tổn thương.
- Bệnh nhân chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh quần bó sát tác động đến các vết thương.
3. Những lưu ý trong cách chữa nứt kẽ hậu môn
- Nứt kẽ hậu môn thường đi kèm với những bệnh lý khác xảy ra ở đường hậu môn trực tràng như áp xe hậu môn hoặc bệnh trĩ, điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn thường điều trị luôn các bệnh lý đi kèm này. Đây cũng là một biện pháp bảo đảm trị bệnh nứt kẽ dứt điểm.
- Có thể kết hợp với cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà và chữa nứt kẽ hậu môn bằng y học điện đại để bảo đảm trong điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.
- Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc có thể có một số tác dung phụ như hạ huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…bệnh nhân khi có những triệu chứng thái quá hoặc phản ứng khác lạ của cơ thể trong quá trình điều trị cần phải liên hệ với bác sĩ để phòng ngừa được những nguy hiểm có thể xảy đến và có những biện pháp trị liệu khác thích hợp hơn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh nứt kẽ hậu môn: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy nhấp vào ô bên dưới để nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.